This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rễ đinh lăng làm thuốc

Cây đinh lăng, dân gian gọi là cây gỏi cá, là cây gỗ nhỏ, không lông, không gai, tên khoa học là Polycias Fructicosa thuộc họ nhân sâm. Mùa đông, người ta thu hoạch rễ đinh lăng ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ, thái nhỏ, phơi khô. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng sao qua rồi tẩm mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính bình không độc.

Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ với tác dụng tăng cường sức khỏe trị suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng, chống mệt mỏi, bổ trí não. Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: rễ đinh lăng (thái nhỏ, sao vàng) 12g sắc với 400ml nước còn 100ml.

Bài 2: rễ đinh lăng (khô, không sao tẩm) 200g tán nhỏ, ngâm với 2 lít rượu 30-35 độ trong 15-20 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn 30 phút.

Bài 3: rễ đinh lăng (đã sao tẩm) 5-10g thái nhỏ, hãm với nước sôi thay trà uống trong ngày.

Bài 4: rễ đinh lăng (sao tẩm) 100g tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 1g.

Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong, hoàn viên. Ngày uống 6g chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong các trường hợp sau:

Chữa phong thấp, thấp khớp: rễ đinh lăng 12g; cối xay 8g, hà thủ ô 8g, huyết rồng 8g, cỏ rễ xước 8g, thiên niên kiện 8g, vỏ quít 4g, quế chi 4g. Sắc uống ngày 1 thang với 600ml nước còn 200ml, uống ấm, chia 2 lần.

Chữa sốt, nhức đầu, đau tức ngực: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quít 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho do hen suyễn: rễ đinh lăng 10g, nghệ vàng 8g, bách bộ 8g, đậu săn, rễ cây dâu 8g, rau tần dày lá 8g, củ xương bồ 6g, sinh khương 4g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Uống ấm, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày 100g, cho nước sôi vào, chờ lắng xuống, uống nước, trừ bã lại. Đổ nước sôi uống tiếp tục lần 2 sau 3 tiếng. Hoặc sắc uống.

Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa liệt dương: rễ đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, cám nếp 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan

Bí đao giảm cân, đẹp da,...

Quả bí đao chứa protein, chất béo, carbohydrat, sinh tố (caroten, các sinh tố B1, B2, C, PP, và Ca, P, Fe). Theo Đông y, bí đao vị ngọt, tính mát, vào phế, đại tiểu tràng, bàng quang. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp cổ trướng phù nề, tiêu chảy mất nước, tiểu dắt tiểu buốt, mụn nhọt, trĩ, ngộ độc rượu, say nắng, say nóng, hen suyễn. Sau đây là một số món ăn thuốc từ quả bí đao.

Canh cá chép bí đao: bí đao 1kg, cá chép 1 con (500-700g). Bí gọt bỏ vỏ mỏng và ruột; cá làm sạch bỏ ruột. Nấu canh; chia ăn 2-3 lần trong ngày, ăn khi nóng. Dùng cho bệnh nhân viêm thận mạn tính.

Bổ sung bí đao vào thực đơn giúp quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn.

Canh bí đao đậu xanh: bí đao 200g, đậu xanh 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đậu xanh nấu canh, canh vừa chín cho bí đao (đã gọt vỏ bỏ ruột) vào nấu tiếp khoảng 30 phút, cho đường trắng và gia vị, khuấy đều. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho người bị eczma mạn tính.

Cháo bí đao ý dĩ đậu đỏ: đậu đỏ (nhỏ hạt) 60g, bí đao 100g, ý dĩ 60g. Đậu đỏ ngâm nước khoảng 4-6 giờ cho mềm, cùng nấu với ý dĩ thành cháo, cho bí đao (đã gọt bỏ vỏ ruột) vào, thêm chút đường và gia vị. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho người bị eczma, chàm, chốc.

Xi rô tỳ bà diếp cá bí đao: lá diếp cá 60g, lá tỳ bà 20g, nước ép bí đao 100ml. Lá diếp cá và tỳ bà đem ép lấy nước. Các nước ép cùng đem trộn đều, thêm chút đường trắng hòa tan. Dùng cho người viêm khí phế quản, nóng sốt, ho nhiều đờm.

Nước ép bí đao: Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái lát ép lấy nước hoặc luộc chín, cho ăn uống liên tục trong 3-5 ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu, đái đục, đái ra máu, trẻ em sốt cao khát nước.

TS. Nguyễn Đức Quang

Tề thái

Tề thái.
Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa. Trong lá non tề thái có chứa acid ascobic, nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại. Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.

Liều dùng: cây tươi 50 - 100g, dạng khô 10 - 15g; nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.

Sau đây là một số bài thuốc dùng tề thái:

- Chữa lỵ ra máu: Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.

- Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.

- Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít: Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.

Một số thực đơn có tề thái chữa bệnh:

+ Canh tề thái thịt lợn: Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

+ Canh tề thái trứng gà: Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

+ Chè tề thái mứt táo ngó sen: Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, chỉ định cho các loại xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8 - 12g, sắc uống trong ngày.

TS.Nguyễn Đức Quang

Bạch quả trị ho suyễn, huyết trắng

Bạch quả - tên khoa học Ginkgo biloba L. thuộc họ Ginkgoaceae. Có vị cay, ngọt, tính ấm, ít độc. Đi vào kinh phế. Về công năng có tác dụng liễm phế định suyễn, trị ho, chữa huyết trắng. Một số ứng dụng như sau:

Điều trị ho lâu ngày: bạch quả 30g, đậu phộng 30g, táo đen 30g, đường phèn vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, đậu phộng và táo đen lần lượt rửa sạch, tất cả cùng cho vào bếp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, nêm đường phèn thì dùng.

Điều trị ho suyễn: bạch quả 10 trái, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, hãm với nước sôi, mỗi ngày uống 1 lần. Bạch quả 15g, đường trắng và mật ong với mỗi thứ vừa đủ. Bạch quả sau khi rang, bốc bỏ vỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, nêm đường trắng và mật ong thì dùng.

Bạch quả 12g, tàu hũ ky 60g, đường phèn 20g. Bạch quả bỏ vỏ, cùng tàu hũ ky cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, lấy nước thì dùng, ăn bạch quả, tàu hũ ky. Ngày 2 - 3 lần.

Điều trị lao phổi: bạch quả sống nhiều trái, đập bỏ vỏ, chứa trong keo, đổ vào dầu ăn, cho ngập qua mặt bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, 5 tháng sau thì dùng, càng lâu càng tốt. Mỗi lần lấy bạch quả 1 trái, ăn với nước ấm.

Điều trị viêm phổi mạn tính: bạch quả vừa đủ, dầu mè vừa đủ, bỏ vỏ, chứa trong keo, sử dụng sau. Dầu mè đổ vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, đổ vào trong keo bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, sau 1 tháng, lấy bạch quả để dùng. Ngày đầu 1 trái, ngày thứ hai 2 trái, tăng dần đến 30 trái, dùng với nước ấm.

bach qua

Điều trị bệnh giun: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, xay nhuyễn, đắp vào hậu môn.

Điều trị đau dầu: bạch quả 2 trái, đập bỏ vỏ, xay nhuyễn, uống với nước đun.

Điều trị chóng mặt: bạch quả 3 trái, bỏ vỏ, giã nhuyễn, uống với nước đun, dùng liền 5 ngày.

Bạch quả 3 trái, long nhãn 7 trái, bỏ vỏ, cùng long nhãn cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm chín, mỗi sáng dùng 1 lần.

Điều trị viêm đường tiểu: bạch quả 10 trái, bỏ vỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm chín, ăn trái dùng canh, dùng liền 3 ngày, mỗi sáng và tối 1 lần.

Điều trị đái dầm: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, cho vào trong nồi, bắc lên bếp, rang thơm, trẻ 5 - 10 tuổi mỗi lần dùng 5 - 7 trái, người lớn mỗi lần dùng 8-10 trái, ngày 2 lần. Khi dùng nhai ăn nuốt chậm, cho đến khi không còn đái dầm.

Điều trị chứng đái dầm ở trẻ: bạch quả 3 - 7 trái, bỏ vỏ, cho vào trong nồi, bắc lên bếp, dùng nước muối sao vàng, bỏ vỏ lụa, uống với nước đun, mỗi tối trước khi đi ngủ dùng 1 lần.

Bạch quả vừa đủ, sữa đậu nành 1 ly. Bạch quả bỏ vỏ, giã nhuyễn, mỗi sáng sớm uống với sữa đậu nành. Trẻ 1 tuổi dùng 1 trái, trẻ 2 tuổi dùng 2 trái, theo cách tính này, khi dùng tối đa không quá 10 trái.

Bạch quả 10 trái, đại táo 10 trái, đường trắng vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng đại táo cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, dùng trước khi đi ngủ, có thể nêm đường trắng gia vị.

Điều trị ngứa âm đạo: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, dùng thoa tại chỗ.

Điều trị huyết trắng ra nhiều: bạch quả 10 trái, hạt bí đao 30g. Bạch quả bỏ vỏ, cùng hạt bí đao cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Bạch quả 7 trái, sữa đận nành nóng 1 ly. Bạch quả bỏ vỏ, uống với sữa đậu nành nóng, ngày 1 lần, dùng liền vài ngày.

Bạch quả 3 trái, trứng gà 2 quả. Bạch quả bỏ vỏ, tán nhuyễn, trứng gà đập tan, cùng cho vào tô hấp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín, mỗi ngày ăn trứng.

Bạch quả 15g, hạt sen 15g, hồ tiêu 3g. Bạch quả bỏ vỏ, hạt sen và hồ tiêu lần lượt vo sạch, tất cả cùng cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị tay chân nứt nẻ: bạch quả sống vài trái, bỏ vỏ, mỗi lần 1 - 2 trái, bỏ trong miệng nhai nhuyễn, trộn đều với nước bọt, dùng thoa tại chỗ và nhét vào vết nứt, dùng giấy dầu băng lại.

Điều trị lác thân thể: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, dùng đắp tại chỗ, mỗi sáng, tối thay thuốc 1 lần.

Điều trị mũi da cam đỏ sưng: bạch quả sống 2 - 3 quả, cơm rượu vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng cơm rượu nhai trong miệng, mỗi tối dùng đắp tại chỗ, sáng hôm sau rửa sạch.

Điều trị viêm tai giữa cấp, mạn tính: bạch quả vừa đủ, băng phiến một ít. Bạch quả bỏ vỏ, ép dầu, thêm băng phiến trộn đều, nhỏ vào tai, ngày 2 lần.

Điều trị ung thư thực quản: nước bạch quả, nước gừng tươi, nước lê, nước củ cải, nước củ sen, nước mía, trúc lịch, mật ong với mỗi thứ 1 ly. Tất cả các thứ trộn đều, cùng cho vào lò hấp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín, dùng tùy ý.

Điều trị mộng tinh: bạch quả 3 trái, rượu trắng vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng rượu trắng cho vào trong nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, dùng liền 5 ngày.

Điều trị xích bạch đới: bạch quả 5g, hạt sen 5g, nếp 5g, gà ác 1 con. Bạch quả bỏ vỏ, cùng hạt sen và nếp tán nhuyễn, sử dụng sau. Gà ác bỏ nội tạng, dùng nước rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ để nấu, thêm thuốc nấu chín, dùng lúc bụng đói.

Điều trị trẻ em tiêu chảy: bạch quả 2 trái, trứng gà 1 quả. Bạch quả bỏ vỏ, tán nhuyễn. Trứng gà khoét 1 lỗ, nhét vào bạch quả, cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín thì dùng.

Điều trị lác da đầu mặt: bạch quả sống vừa đủ, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, thoa tại chỗ.

Điều trị chứng hạ cam: bạch quả sống vừa đủ, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, thoa tại chỗ.

LY.DS. BÀNG CẨM

Dưa chuột: thanh nhiệt, giải độc

Là một loại thực phẩm sẵn có, giá rẻ nên được rất nhiều người yêu thích. Nó chứa hầu hết các loại vitamin như C, B1, B2, B3, B5, B6, acid folic, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,... và chất xơ mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.

Theo Đông y, dưa chuột vị ngọt, mát, hơi có độc; vào tỳ vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề. Xin giới thiệu một số món ăn và cách dùng dưa chuột làm thuốc.

Trị bỏng: dưa chuột 200g, rượu 40 độ 200ml. Rửa sạch, để ráo, thái lát cho vào bình; đổ rượu vào và bịt kín. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình bôi vào chỗ bỏng

Chữa ngộ độc: lá dưa chuột tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt cho uống.

Trẻ em có hội chứng lỵ (đau quặn mót nặn, đại tiện nhiều lần nhưng số lượng ít...): dưa chuột non 10 quả nhỏ, cho chấm với mật hoặc ướp mật cho ăn.

Người bị phù thũng toàn thân (bụng trướng, chân tay phù): dưa chuột 1 quả cả cuống, bổ ra, không bỏ hạt, cho thêm một phần giấm, một phần nước, nấu chín, ăn khi đói vào buổi sáng.

Người bị vàng da phù nề: dưa chuột 250g, mã đề tươi (bỏ rễ) 30g. Rửa sạch, thái lát, nấu dạng canh.

Trị viêm họng, đau rát cổ họng, miệng khô, khát nước: quả dưa già (lão hoàng qua) 1 quả, mang tiêu 10 - 20g. Loại bỏ hết hạt trong quả dưa, cho mang tiêu vào, phết cho đều; phơi trong râm cho đến khô. Khi dùng, cắt từng miếng để ngậm.

Hoặc: dưa chuột mới hái, ngày ăn 100-200g, thêm chút đường hoặc muối.

Nhuận tràng, phòng chống u bướu đường tiêu hóa: ăn dưa chuột trong khẩu phần hàng ngày cùng các rau xanh khác.

Ở Ấn Độ, hạt dưa là chất làm mát, thuốc bổ và lợi tiểu; dùng kết hợp với thân rễ chuối tiêu, thân cây thần thông, măng tre, tro của cây vừng và một số dược liệu khác để làm thuốc chữa sỏi đường niệu và tiểu tiện đau. Ở Indonesia, nước ép quả già trộn với nhục đậu khấu trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Y học dân gian Italia, dùng nước sắc hạt dưa để trị giun sán.... Các kinh nghiệm này nên học tập và ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế. Người thận hư và da lạnh không nên ăn.

TS. Nguyễn Đức Quang

Bách bộ chữa ho

Bách bộ còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Là một loại cây leo, dài 6-8m, có khi hơn. Lá thường mọc đối, có cuống, hình trái tim. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6-8 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa lớn màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến. Nhị có tua ngắn. Quả nang có 4 hạt.

Cây bách bộ mọc hoang ở khắp nơi. Dùng củ để làm thuốc, củ càng lâu năm càng tốt. Vào mùa thu hoặc vào đầu đông hằng năm, hoặc vào lúc đầu xuân, chồi cây chưa hoạt động, trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi khô. Củ bách bộ đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt.

Cây bách bộ.

Theo y học cổ truyền, bách bộ có vị ngọt, đắng, không độc, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho, giun đũa, giun kim,...

Trẻ em ho do nhiễm lạnh: 30g bách bộ (sao), 30g ma hoàng bỏ đốt, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, sao, nghiền nhỏ sắc kỹ lấy nước hòa với bách bộ và ma hoàng hoàn thành viên như hạt bồ kết. Mỗi lần uống 2 - 3 viên với nước ấm

Chữa ho tự nhiên không dứt: Bách bộ tươi hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.

Vị thuốc bách bộ.

Chữa ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít: Bách bộ 16g, kinh giới 12g, bạch tiền 12g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 5 ngày.

Trị ho gà: Bách bộ 12g, bạch tiền 12g, cam thảo 4g, sắc uống với đường, mỗi ngày chia làm 3 lần uống liên tục 3 - 4 ngày.

Ngoài ra bách bộ còn là một vị thuốc tẩy giun rất hiệu quả. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi có ghi:

- Dùng bách bộ sắc uống 10g mỗi ngày. Uống vào lúc sáng sớm, khi đói, uống trong 5 ngày có tác dụng tẩy giun.

- Bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc đun sôi trong nửa giờ, cô lại còn khoảng 30ml. Dùng nước thuốc thụt giữ 20 phút. Điều trị như vậy trong thời gian 10-12 ngày là khỏi bệnh giun kim.

Chú ý: Người có tì vị hư nhược không nên dùng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Kha tử trị ho mất tiếng

Kha tử còn gọi là cây chiêu liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz.(Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.).

Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Kha tử (Fructus Terminaliae) là quả chín hay sấy hay phơi khô của cây chiêu liêu hay kha tử.

Mô tả cây

Kha tử là một cây to cao chừng 15 - 20m, có vỏ màu đen nhạt trên có những vạch nứt dọc. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình trứng, phía cuống tròn hơi thon, đầu nhọn, dài chừng 15 - 20cm, rộng 7 - 15cm, dai, hơi có lông mềm trên cả hai mặt, sau thì nhẵn, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ hình mắt cua. Hoa mọc thành bông, nhỏ, màu trắng, lưỡng tính, mùi thơm, mọc ở đầu cành hay ở kẽ lá, cuống ngắn, trên có phủ lông màu vàng nhạt. Quả hình trứng thon, dài 3 - 4cm, rộng 22 - 25mm, hai đầu tù, không có dìa, có 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, thịt đen nhạt, khô, cứng và chắc. Hạch cứng, hơi hình 5 cạnh, dày chừng 10 - 15mm, 1 hạt, lá mầm cuốn.

kha tu

Có một loại chiêu liêu xanh (Terminalia citrina Roxb. hay Myrobalanus citrina Gaertn.). Có lá dài hơn, nhẵn, kể cả khi còn non, quả thuôn và nhỏ hơn, nhân mỏng hơn, hạt hẹp hơn. Chiêu liêu xanh mọc ở Biên Hòa.

Cây kha tử hay chiêu liêu chỉ mới thấy mọc ở miền Nam, Campuchia (còn gọi là Sramar), Lào, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan.

Vào tháng 9 - 10 - 11 quả chín, hái về phơi khô là được.

Thành phần hóa học: trong kha tử có 20 - 40% tanin bao gồm axít elagic, axít galic, axít luteolic. Lượng tanin có khi lên đến 51,3% nếu quả thật khô.

Ngoài ra còn có axít chebulinic với tỉ lệ 3 - 4%. Trong nhân còn có 36,7% dầu vàng nhạt, trong.

Công dụng và liều dùng

Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, mồ hôi trộm, trĩ, lòi dom, xích bạch đới.

Ngày uống 3 - 6g dưới dạng thuóc sắc, thuốc viên.

Còn dùng trong kỹ nghệ thuộc da.

Điều đáng chú ý là khi dùng kha tử là liều nhỏ thì cầm đi tiêu, liều lớn lại gây đi tiêu. Liều cầm đi tiêu là 3 - 6g.

ho

Đơn thuốc có kha tử:

Chữa xích bạch lỵ: kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng, bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc cam thảo chiêu thuốc, nếu lỵ ra mủ không, dùng nước sắc cam thảo trích.

Chữa ho lâu ngày: kha tử 4g, đảng sâm 4g, sắc với 400ml nước cô đặc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Trị viêm họng, đau họng: ngậm 1 quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chát. Vài giờ sau chữa thấy hết khó chịu thì ngậm 1 quả nữa. Thông thường chỉ cần ngậm 1 quả là hết viêm họng. Nếu nặng hơn, mỗi ngày ngậm 3 quả, ngậm 2 - 3 ngày sẽ hết khan tiếng, tắt tiếng. Hoặc 8g kha tử, 6g cam thảo, 10g cát cánh đem sắc nước uống hàng ngày.

Ho lâu ngày: kha tử, đảng sâm mỗi thứ 4g sắc với 400ml, còn 150ml, chia uống 3 lần.

Liều 3 - 10g cho uống thuốc thang hoặc thuốc tán.Trường hợp dùng để trị tiêu chảy nên dùng kha tử nướng, trường hợp ho mất tiếng nên dùng kha tử sống, nếu là quả kha tử xanh tác dụng càng hay.Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thấp nhiệt tích trệ không nên dùng độc vị kha tử.

BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

Quả trám trị viêm họng, sốt cao

Để làm thuốc thường dùng trám trắng, vị chua, ngọt bùi béo tính ôn, vào hai kinh phế và vị, có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu. Theo bản thảo cương mục, trám chủ trị đau yết hầu (họng).

Trám trắng:

Trị khô họng, ho gây mất ngủ (mùa thu đông): 20 - 30 quả trám tươi (bỏ hột) đập giập lấy nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống.

Viêm họng cấp mạn, amidan, khô rát cổ, mất tiếng: dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể phối hợp trám tươi để hãm uống chữa đau họng và hạ hư hỏa.

Tổn thương trong viêm họng mạn tính.

Sốt cao, khô môi, miệng, khát nước: giã quả trám lấy nước uống.

Ho khản tiếng: trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử: trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ, mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước, đun lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày. Thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nhổ nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo.

Nước thanh nhiệt: trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Tất cả nấu với 0,5 lít nước trong 30 phút, lọc nước uống nóng. Tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hoả, hoá đàm, thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho.

Canh thanh long bạch hổ thang: củ cải trắng 1kg, trám tươi 5-6 quả (liều lượng tùy số người dùng). Nấu nhừ (trong vài tiếng). Chữa sưng đau rát họng.

Ngộ độc cua cá: trám 30g sắc nước uống.

Say rượu nôn mửa loạn thần: trám trắng tươi giã nhuyễn thêm nước, vắt cốt cho uống ngay.

Trám đen: vị chát, ngọt hơi chua, không độc, tính mắt (lương) có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, lợi tiểu, tiêu sưng. Để cầm máu, tiêu viêm lấy trám đen ngâm muối rồi nghiền nát sau đó đem chưng lấy nước để ngâm rửa, súc miệng.

Chữa ho khan: trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.

Miệng khô, họng rát, khản tiếng: nhai trám đen nuốt nước. Ngày 7 quả, liền 3-4 ngày.

Viêm họng mạn tính, ho rát họng: Nấu trám với chè xanh, mật ong uống.

Ho gà (bách nhật): nấu trám đen với đường phèn lấy nước uống.

Lưu ý: Khi ăn cùi trám nên tách bỏ hạt riêng (nhất là đối với trẻ em) khi ăn trám đen om để tránh hạt tuột vào họng.

BS. Phó Thuần Hương

Vị thuốc quý kim tiền thảo

Cây kim tiền thảo còn có tên gọi là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Là cây cỏ, cao 30-50cm, mọc bò. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc 3 lá chét tròn dài 1,8 - 3,4cm, rộng 2 - 3,5cm, do đó có tên là đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại.

Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng bằng hạt làm thuốc. Thu hái chủ yếu vào mùa hè - thu, dùng tươi, phơi hoặc sao khô.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng: lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu. Ngày dùng 10 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cơ chế trị sỏi của kim tiền thảo được giải thích như sau: Trước hết là lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mà làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và tiểu tiện ra ngoài. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.

Đơn thuốc sử dụng kim tiền thảo:

Chữa viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 60g, mã đề, bòng bong, kim ngân hoa, mỗi vị 15g, sắc uống 1 tháng.

Chữa sỏi thận (thể thấp nhiệt): với biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g. Cho các vị thuốc vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Chữa sỏi đường mật: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi vị 40; sài hồ, mã đề mỗi vị 16; chi tử 12g chỉ xác, uất kim mỗi vị 8g; nha đạm tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 2 tháng.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang. uống liên tục 1-2 tháng

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng. Người đau dạ dày nên uống thuốc vào lúc no.

Bác sĩ Thu Vân

Rau, hạt giúp mạnh tỳ vị, bổ dưỡng

Đông y có nhiều loại rau, hạt, củ quả vừa tốt cho sức khỏe lại có tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết đến. Xin giới thiệu một số hạt để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Đậu đen: Đông y gọi là hắc đậu. Có vị ngọt, tính hòa hoãn, dùng tốt cho thận, mùa hè thường nhiệt độ cao, đối với người tiểu đường nấu phui cho tí muối, ăn vừa bổ thận vừa mát phổi, điều hòa đường máu rất tốt. Người bình thường nấu chè đậu đen ăn vừa bổ tỳ, vừa mát phổi. Đông y dùng đậu đen sao có mùi thơm đun nước uống để thanh nhiệt giải độc về mùa hè, bổ thận trừ phong thấp, bổ huyết, trong Đông y vị thuốc có màu đen đi vào thận nên dùng đậu đen sao hơi cháy làm vị thuốc dẫn các vị thuốc khác vào thận, thay cho cam thảo vì cam thảo có vị ngọt có lợi cho tỳ vị nhưng làm tổn hại thận. Nếu để thanh nhiệt thì nấu đỗ đen với đường phèn ăn vào buổi trưa. Nếu trừ phong thấp nấu đỗ đen với lá lốt ăn ngày hai lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn cơm 15 phút. Hiện nay, một số địa phương dùng đỗ đen thay thục địa trong bài lục vị và bát vị để bổ thận âm và thận dương.

Đậu đỏ: Đông y gọi xích tiểu đậu, hồng phạm đậu. Có vị ngọt, chua, tính bình vào tâm và tiểu tràng. Có tác dụng hành huyết lợi thủy, tiêu sưng liễm mủ, trị chứng nhiệt độc mùa hè sinh tả lỵ, mụn nhọt. Nếu đại tiện ra máu mủ, dùng xích tiểu đậu 30g, rau sam khô 20g đun nước uống; Nếu do nhiệt sinh mụn nhọt, rôm sảy: xích tiểu đậu 50g đun chín nhừ, lá non bồ công anh tươi thái nhỏ 10g (bỏ sau) cho chút muối, chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.

Khoai từ: Đông y gọi là thổ noãn. Có vị ngọt hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc tỳ vị, bồi bổ tân dịch, đối với người nằm ngủ hay khô miệng, khô họng dùng tốt, có tác dụng giải độc khi bị ngộ độc thức ăn bị tích trệ trong dạ dày. Nếu làm thuốc sau khi thu hoạch rửa sạch cạo bỏ vỏ phơi hoặc sấy khô sao vàng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng ho do phế (phổi) nhiệt ho không có đờm. Nếu làm thức ăn luộc chín, ăn có tác dụng bổ tỳ vị. Nếu giải độc thức ăn ứ đọng trong dạ dày luộc chín, chà nhuyễn, trộn với mật ong ăn ngày 2 lần mỗi lần ăn 100g sau khi ăn sáng và ăn tối, cũng là món tráng miệng vừa ngon vừa bổ. Trẻ em lười ăn, đại tiện phân sống, ngày ăn 2 lần mỗi lần 50g, ăn liên tục 10 ngày nghỉ 10 ngày ăn tiếp đợt hai, mỗi tháng ăn 1-2 lần.

Cây rau bợ: Đông y gọi là thủy tần. Thường mọc hoang vào mùa xuân hạ ở ven đường, bờ ao, bờ ruộng, có vị ngọt, tính hàn không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, trục thủy. Điều trị các chứng nóng ở ngoài da, cơ bắp, lợi tiểu là một vị thuốc điều trị chứng tiểu đường. Hái về bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô dùng làm thuốc. Nếu dùng tươi giã nhuyễn đắp ngoài các vết bỏng nhẹ làm hút khô nước của vết bỏng, làm rau ghém ăn với thịt vịt, ngan vào mùa hè, giúp giải nhiệt, tiêu thực.

Chua me (chua me đất): Đông y gọi toan tương thảo. Mọc hoang ở khắp nơi có vị chua, tính mát không độc, có tác dụng thanh nhiệt, thông lâm, lợi tiểu, hành huyết, có tác dụng trị chứng đái buốt, đái dắt vào mùa hè, do nhiệt độ cao nước tiểu đỏ, trị chứng huyết uất nổi mẩn ngứa, làm nước giải khát. Thu hái về rửa sạch, phơi khô dùng làm thuốc. Bài thuốc điều trị đái buốt, đái dắt: Toan tương thảo khô 20g, lá và hạt mã đề mỗi thứ 16g, rau sam khô 10g, nếu tiểu tiện ra máu gia thêm lá huyết dụ khô 16g, ngày một thang sắc uống, uống liên tục 5-7 ngày. Để giải nhiệt dùng tươi 50g đun với 2 lít nước, sau 30 phút bỏ bã cho một chút muối uống giải nhiệt sau khi đi nắng về ra nhiều mồ hôi mệt mỏi rất tốt. Hoặc dùng tươi xay sinh tố pha với đường uống trị rôm sảy.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Hoàng liên

Hoàng liên gai.

Hoàng liên còn gọi xuyên liên, hồ hoàng liên, hoàng liên gai, hoàng liên ô rô. Tên khoa học là Coptis chinensis Franch. Thuộc họ Mao lương. Hoàng liên mọc hoang và trồng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu...

Thành phần hoá học: trong hoàng liên có chừng 7 ancaloid toàn phần trong đó chủ yếu là chất becberin, ngoài ra còn có chất panmatin, coptisin, worenin, columbamin.

Theo Đông y, hoàng liên vị đắng, lạnh, có tác dụng tả hoả giải độc, thanh tâm nhiệt, táo tỳ thấp, trị tiêu hoá không tốt, viêm ruột, hạ lỵ, đau bụng nôn mửa, trị đau mắt đỏ, tổn thương mí mắt. Lại chủ trị 5 tạng lạnh nóng, tiết tả ra máu mủ lâu ngày, trừ thuỷ, lợi xương ích mật, mồm miệng bị nhiệt lở loét...

Các bài thuốc có hoàng liên

Trị mắt đau đỏ, do phong nhiệt công lên: Hoàng liên 10g, địa hoàng 12g, cam cúc 10g, hoa kinh giới 8g, ngọn cam thảo 6g, xuyên khung 8g, sài hồ 8g, thuyền thoái 4g, mộc thông 8g. Sắc uống sáng và tối, ngày 1 thang.

Trị bệnh mắt, mắt có màng, thong manh: Bột hoàng liên 40g giã cùng 1 bộ gan dê đực, giã nhuyễn làm viên bằng hạt ngô đồng 0,3g. Mỗi lần uống 21 viên với nước ấm.

Nước rửa mắt đau (rất công hiệu): Hoàng liên 10g, đương quy 10g, cam cúc hoa 8g. Sắc lấy nước, cho 1 ít phèn chua để dùng hàng ngày. Đun nóng ấm rửa mắt.

Trị các loại trệ đọng, đi ngoài ra máu: Hoàng liên 12g, thược dược 10g, hạt sen 8g, biển đậu 10g, thăng ma 8g, cam thảo 4g, hoạt thạch 8g. Sắc uống trong ngày.

Trị lỵ toàn máu, bụng đau: Hoàng liên 12g, hoa hoè 10g, chỉ xác 10g, nhũ hương 6g, một dược 8g. Sắc uống trong ngày.

Trị các loại cam nhiệt của trẻ con: Hoàng liên 12g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g. Sắc uống.

Trị các loại trĩ rò: Hoàng liên và xích tiểu đậu lượng bằng nhau, giã nhuyễn thấm nước đắp lên chỗ trĩ.

Trị tiết tả sau khi bị sởi nặng: Hoàng liên 12g, càn cát 10g, cam thảo 4g, thăng ma 10g, thược dược 10g. Sắc uống trong ngày.

Trị miệng cam bị lở loét: Hoàng liên 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị đái đường, đi tiểu nhiều: Hoàng liên 12g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Người già, phụ nữ mắc bệnh lỵ lâu khỏi: Hoàng liên 12g, nhân sâm 10g, hạt sen 10g. Sắc uống.

Trị nhiệt lỵ, thanh nhiệt, bình can: Hoàng liên 30g, hoàng bá 30g, trần bì 20g, bạch đầu ông 30g. Sắc uống.

Thuốc kích thích tiêu hoá ăn uống tốt: Bột hoàng liên 10g, bột đại hoàng 20g, bột quế chi 15g. Các vị trộn đều để dùng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g với nước ấm.

Trị tổn thương do rượu: Hoàng liên 12g, ngũ vị tử 6g, mạch môn 8g, càn cát 8g. Sắc uống.

Lương y Minh Chánh

Cây sen cạn lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, sen cạn còn có tên là hạn hà thảo, hà diệp liên. Đây là loại cây thảo có vị cay, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết (làm mát máu) cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận trường, trị ho... Sen cạn còn được sử dụng cho người cao tuổi và cho những người dưỡng bệnh vì có tác dụng tái tạo lại sức khoẻ, nhuận tràng.

Các bộ phận làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái quanh năm.Theo nghiên cứu trong 100g lá sen cạn tươi thu được 265mg vitamin C. Ngoài ra, trong toàn cây còn chiết được nhiều khoáng vô cơ như: sulfua, sắt, magiê, phôtpho và chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn nhưng lại không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Bà con một số vùng thường lấy lá non dùng ăn sống hoặc nấu súp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải xoong, ăn rất ngon miệng.

Sen cạn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Sau đây là một số cách dùng sen cạn để chữa bệnh:

Bài 1: Chữa ho do lạnh: Lá sen cạn tươi 30g hoặc hạt sen cạn khô 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.

Bài 2: Giúp răng chắc khỏe, giảm viêm lợi: Lấy một nắm nụ hoa hoặc hạt cho vào 1 lít nước sắc còn 300ml, uống liền sau bữa ăn, ngày 2 - 3 lần. Hoặc 15-30 lá cũng sắc trong 1 lít nước đun cạn còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Bài 3: Trị tiểu tiện sẻn đỏ, bí tiểu do nhiệt: Lá sen cạn 20 - 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 giờ.

Bài 4: Giúp nhuận tràng, khắc phục táo bón: Quả sen cạn đã chín, phơi khô 0,6 - 1g nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 - 3 thìa cà phê nước quả, thêm để uống trước khi đi ngủ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 5: Chữa chứng rụng tóc: Hoa sen cạn 100g, hạt tươi 100g, rửa sạch cho vào ấm đổ 1 lít nước, sắc còn 300ml. Lấy nước thuốc đã sắc xoa vào tóc ngày 1 lần giúp cho tóc mọc nhanh hơn.

Ngoài ra, một số bà con thường dùng 100g lá tươi ngâm trong 1 lít rượu trắng cao độ khoảng 15 ngày, lọc, đóng chai kín. Ngày uống ba lần, mỗi lần một thìa cà phê, có thể dùng trong nhiều ngày có tác dụng hoạt huyết, thông kinh chống táo bón. Tuy nhiên, sen cạn có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày, người viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng. Để bài thuốc đem lại hiệu quả cần cần được bắt mạch kê đơn.

Bác sĩ Nguyễn Kim

Đỗ trọng

Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Đỗ trọng là thân cây gỗ, cao từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc.

Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Bộ phận được dùng là thuốc là vỏ cây đỗ trọng, dùng tùy theo chủ đích mà có cách chế biến khác nhau. Liều dùng 5 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

do trong

Những công dụng tuyệt vời

Đỗ trọng là vị thuốc được dùng từ lâu đời. Đây cũng là vị thuốc mang đầy tính huyền thoại với công năng kỳ diệu của nó. Bản thảo cương mục của Danh y Lý Thời Trân (thời nhà Minh, Trung Quốc) có chép: “Bàng Nguyên Anh kể lại: xưa có người thiếu niên mới lấy vợ bị bệnh yếu chân không đi được, uống các thuốc không khỏi, sau đó lương y Tô Lãm bắt mạch đoán rằng bệnh đó do thận hư, cho uống đỗ trọng 10 ngày là khỏi”.

Sách Bản kinh nói về công dụng của đỗ trọng: “Chủ yếu tích thống, bổ trung, ích tinh khí, kiện gân cốt, cường chí, trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt”. Sách thuốc cổ viết: “Phàm hạ tiêu chi hư, phi đỗ trọng bất bổ; hạ tiêu chi thấp, phi đỗ trọng bất lợi; túc kính chi toan, phi đỗ trọng bất khứ; yêu tất chi thống, phi đỗ trọng bất trừ” (phần dưới cơ thể suy yếu không có đỗ trọng thì không bồi bổ được; phần dưới có thấp không có đỗ trọng thì không phải làm thải ra được; chi dưới nhức mỏi không có đỗ trọng thì không làm hết được; lưng gối đau đớn không có đỗ trọng thì không trừ bỏ được).

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong huyết thanh, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận - tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục.

Bài thuốc dùng đỗ trọng

Những bài thuốc bổ thận, cường dương tư âm, bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không chỉ có tác dụng kích hứng nhất thời làm cương cử dương vật. Các vị thuốc này phối hợp với nhau để quân bình âm - dương cho cơ thể. Bài thuốc phải đạt mục đích chủ bổ các tạng: Thận, Tâm, Can.

Thận chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.Tâm chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tâm tốt thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bền dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược dòng tử cung để thụ thai. Can thuộc hành mộc chủ về cân tức là gân. Cân khỏe thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự. Dương vật là một loại gân chủ yếu của cơ thể, gọi là “tông cân chi hội”, nên khi can khí không đến thì dương vật không cương được.

Như trên đã nói, đỗ trọng bổ Can, Thận, đồng thời có ích cho Tâm, tức một vị thuốc hội đủ ba yếu tố (tam bổ) cho người vô sinh - hiếm muộn. Tuy nhiên, để đỗ trọng làm nhiệm vụ chủ yếu bổ Thận, bên cạnh bổ Can và ích Tâm, người ta sao chế vị thuốc này với muối (muối và đỗ trọng lượng thích hợp, thường 50g muối hòa với nước cho 1kg đỗ trọng, sao cho đến khi đỗ trọng đứt tơ). Qua kinh nhiệm chữa bệnh lâu năm, chúng tôi dùng đỗ trọng trong một số bài thuốc chữa vô sinh-hiếm muộn.

do trongBộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu bài thuốc cổ phương Bát vị hoàn, gia đỗ trọng và nhục thung dung. Trong đó, nhục thục dung là vị thuốc có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị nam giới liệt dương (dương nuy), nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu... Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú, có tác dụng như một loại hoóc-môn sinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận.

Còn đỗ trọng thì tác dụng của nó đã nói ở trên. Hai vị thuốc được thêm vào sẽ làm tăng tác dụng bổ thận, sinh tinh, cường dương…

Cụ thể bài Bát vị hoàn gia giảm: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g, nhục quế 40g, phụ tử 40g, đỗ trọng 120g, nhục thung dung 50g. Thục địa nấu cao pha mật ong; các vị còn lại sấy khô tán mịn, hoàn với mật ong mỗi viên 10g. Ngày uống 4 viên chia sáng chiều.

Chúng tôi còn dùng bài Cố bản thập bổ hoàn (của Hải Thượng Lãn Ông): thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, bạch linh 160g, ngưu tất 160g; đỗ trọng 120g (tẩm rượu muối sao), ngũ vị tử 48g, phụ tử 60g, lộc nhung 300g. Bài này cũng làm hoàn mềm.

BS. NGUYỄN PHÚ L M

(Chủ tịch Hội Đông y Mang Thít, Vĩnh Long)

Long đởm thảo trị viêm gan

Long đởm thảo là thân rễ phơi khô của cây long đởm (Gentiana scabra Bunge.). Thành phần chính của long đởm thảo là gentiopicrin; ngoài ra, còn có gentisin, gentioflavin, scabrosid,... Vị đắng, tính hàn; vào các kinh can, đởm và bàng quang. Long đởm thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp (thanh nhiệt và lợi thấp ở gan mật rất tốt). Trị chứng hoàng đởm, bạch đới, thấp chẩn, can hỏa sườn đau, đau đầu, sốt cao co giật, miệng đắng mắt đỏ, tai điếc... Liều dùng: 8g đến 12g.

Long đởm được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Tả gan, giáng hỏa:

Bài 1: Long đởm tả can: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, đương quy 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, sinh địa 16g. Sắc uống. Trị các chứng thực hỏa ở gan mật, mắt đỏ sưng đau, miệng đắng, tai ù, sườn đau, gân mỏi; sốt cao không hạ gây co quắp, sợ gió; viêm thận, viêm vùng hố chậu, viêm bàng quang cấp, viêm túi mật cấp và các chứng có thấp nhiệt ở gan mật.

Long đởm thảo (rễ khô của các cây thuộc họ long đởm) tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, trị viêm gan hoàng đản, sốt cao…

Bài 2: Hoàn lương kinh: long đởm thảo 12g, phòng phong 12g, thanh đại 12g, câu đằng 8g, hoàng liên 16g, ngưu hoàng 4g, băng phiến 4g, xạ hương 4g. Nghiền các vị thành bột mịn, hoàn hồ bằng hạt gạo nếp. Mỗi lần uống 5-10 hoàn, uống với nước sắc ngân hoa. Trị chứng sốt cao co quắp.

Lợi thấp, thoái hoàng, trị viêm gan hoàng đản do thấp nhiệt.

Bài 1: long đởm thảo 16g, nhân trần 16g, uất kim 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống.

Bài 2: long đởm thảo 16g, bồ bồ 40g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị dạ dày đau, ăn uống khó tiêu, bụng đầy:

Bài 1: long đởm 0,5g; hoàng bá 0,5g; sinh khương 0,3g; quế chi 0,3g; hồi hương 0,3g; kê nội kim 0,5g; sơn tra (sao cháy) 1g. Tán bột, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày

Bài 2: long đởm 2g, đại hoàng 1g, hoàng bá 1g. Sắc, chia 3 lần uống, uống trước khi ăn khoảng 15 phút

Chữa sốt, ho, khó thở: long đởm thảo 2-3g, hãm, thêm ít bột hồ tiêu, cho uống.

Kiêng kỵ: Người tỳ hư, dạ dày yếu, tiêu chảy, không có thực hỏa, âm hư phát sốt kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mộc nhĩ đen ích trí, nhuận tràng

Mộc nhĩ đen còn có tên là mộc nhĩ, vân nhĩ. Theo Đông y, mộc nhĩ tính bình, vị cam, có tác dụng bổ dưỡng ích vị, an thần, hoạt huyết, nhuận phế, bổ trí não... chủ trị cơ thể suy nhược, ốm lâu ngày, tê cứng chân tay, tiểu tiện ra máu, đại tiện táo, co thắt cơ tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch... Theo y học hiện đại, mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất khoáng, là thực phẩm có lượng albumin thực vật tốt nhất, lại chứa nhiều loại đường dễ hòa tan, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng ung nhọt. Mộc nhĩ chứa nhiều sắt, có thể phòng chữa chứng thiếu máu, là thuốc bổ cho phụ nữ xuất huyết sau sinh và dùng để chữa xuất huyết dạ dày. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản... Vì thế, mộc nhĩ là món ăn, vị thuốc bảo kiện, ưu việt đối với những người bị bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành. Thường xuyên dùng mộc nhĩ chống lão suy và kéo dài tuổi thọ.

Mộc nhĩ đen.

Bài 1: mộc nhĩ 50g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não ích trí.

Bài 2: mộc nhĩ 100g, hồng táo 50g, đường phèn 100g. Mộc nhĩ ngâm nước, rửa sạch, đem hầm với hồng táo, thêm đường phèn. Công dụng: bổ thận chỉ huyết, điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu, cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng.

Bài 3: mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 6-9g. Công dụng phòng chống bệnh tiểu đường.

Bài 4: mộc nhĩ 30g, hoa hiên 120g. Hai thứ rửa sạch, nấu chín nước loãng như chè, thêm đường, ăn nóng. Công dụng: lợi thủy thông lâm, dùng cho người bị tiểu tiện ra máu.

Bài 5: mộc nhĩ 6g, thịt lợn nạc 50g, phật thủ 9g, ý dĩ 20g. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch; thịt lợn, phật thủ thái phiến. Tất cả đem hầm chín ăn trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, dùng cho những người bị bệnh lý động mạch vành tim.

Bài 6: mộc nhĩ 5g, đậu phụ 100g, hai thứ nấu canh ăn hàng ngày; Hoặc dùng bài mộc nhĩ 6g nấu với đường phèn làm nước uống. Công dụng phòng chống tăng huyết áp.

Bài 7: mộc nhĩ đen từ 10-20g. Dùng hàng ngày có công dụng nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón.

Kiêng kỵ: mộc nhĩ còn có tính nhuận tràng, tính bình, thiên về lạnh do vậy người cảm mạo, phong hàn, ho nhiều đờm, người mắc chứng tiêu chảy, viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên dùng.

DS. Mai Thu Thủy

Trị nhức khớp, chấn thương, bằng tục đoạn

Tục đoạn là bộ rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên tục đoạn hay trụ tục đoạn, thuộc họ tục đoạn. Theo Đông y, tục đoạn vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh can và thận, có tác dụng bổ can ích thận, nối liền gân cốt, thông huyết mạch, cầm máu, giảm đau. Dùng làm thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối; trị sưng tấy do té ngã gãy xương, động thai dọa sẩy, ít sữa sau khi đẻ, nam giới di tinh. Liều dùng, cách dùng: 12 - 20g. Làm thuốc trừ phong nên dùng sống, làm thuốc cầm máu thì phải sao. Sau đây là một số có dùng tục đoạn:

Dùng cho người can thận đều suy nhược, sống lưng và thắt lưng đau buốt, phong thấp đau buốt các khớp xương và chân tay.

Bài 1 - Hoàn tục đoạn: tục đoạn 12g, ngũ gia bì 12g, ý dĩ nhân 12g, phòng phong 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, thục địa 20g, bạch truật 12g, khương hoạt 8g. Các vị nghiền thành bột mịn, làm viên hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc rượu ấm. Trị can thận suy nhược, sống lưng và thắt lưng đau buốt.

Vị thuốc tục đoạn.

Bài 2: tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g, tang ký sinh 10g, câu kỷ tử 5g, đương quy 5g, hà thủ ô đỏ. Sắc uống trong ngày. Có thể ngâm rượu uống. Bổ can thận, chữa đau mỏi gân cốt, đặc biệt ở người già.

Bài 3: tục đoạn 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, phòng phong 20g, xuyên ô (chế) 20g. Tán thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước. Trị đau nhức tứ chi do phong thấp.

Trị gãy xương, vết thương sưng tấy:

Bài 1 - Tiếp cốt tán: nhũ hương sao 12g, một dược sao 12g, tự nhiên đồng 12g, thổ miết trùng 12g, huyết kiệt 12g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, cốt toái bổ 12g. Sắc uống.

Bài 2: hồng hoa 12g, mộc hương 8g. Hai vị nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi. Có thể nhào với rượu hoặc giấm làm thành bột hồ nhão, đắp vào chỗ đau. Trị gãy xương không liền.

Bài 3: tục đoạn, cốt toái bổ, ngưu tất, nhũ hương, một dược, tam thất, đỗ trọng, đương quy, xuyên khung; mỗi vị 5g. Sắc nước uống trong ngày. Chữa vết thương sưng tấy, gãy xương.

Trị phụ nữ đới hạ, động thai:

Bài 1 - Hoàn tục đoạn: tục đoạn 12g, đương quy 12g, long cốt 12g, hoàng kỳ 12g, xích thạch chi 12g, địa du 12g, thục địa 16g, xuyên khung 6g, ngải diệp 6g.

Các vị nghiền thành bột, làm viên hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị phụ nữ băng lậu đới hạ, động thai, nguy cơ sẩy thai.

Bài 2: tục đoạn 60g, đỗ trọng 60g, táo nhục vừa đủ. Tục đoạn tẩm rượu sao, đỗ trọng tẩm nước gừng sao đứt tơ; tán bột. Trộn với táo nhục tạo khối mềm dẻo, làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cháo. Chữa động thai, dọa sẩy thai khi có thai được 2 - 3 tháng.

Phụ nữ ít sữa, sữa không xuống sau đẻ: tục đoạn 15g, đương quy 5g, xuyên khung 5g, xuyên sơn giáp 6g, ma hoàng 6g, thiên hoa phấn 8g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Người có chứng thực nhiệt không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Phù bình, trừ phong nhiệt, lợi niệu

Sau đây là một số cách dùng phù bình làm thuốc:

Thúc sởi, tống độc

Dùng khi sởi mới phát, nhiệt tích lại nên sởi không mọc được: phù bình 8g, sanh liễu 8g. Sắc uống. Lấy 150-250g phù bình, sắc lấy nước để lau rửa toàn thân.

Trị đơn độc mới phát, ngứa do mồ hôi ứ đọng, trẻ em lòi dom (Nam dược thần hiệu): lá bèo cái nấu lấy nước để xông, rửa; lá giã nát đắp chỗ đau.

Chữa phong nhiệt, đầu mặt sưng ngứa, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù: bèo cái (bỏ rễ) 30g, bạc hà 20g, kinh giới 30g. Sắc uống và lau rửa.

Trị mề đay thể nhiệt (nốt đỏ nóng rát, miệng khát, phiền táo, khi gặp gió nóng bệnh phát nặng thêm...): bèo cái (bỏ rễ) 8g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, kinh giới 16g, lá dâu 16g, thổ phục linh 16g, xa tiền 16g, bồ công anh 12g, thuyền thoái 6g, sinh địa 12g. Sắc uống.

Phù bình (bèo cái) khô là vị thuốc tác dụng thúc sởi, tống độc, trừ phong nhiệt, lợi niệu.

Lợi niệu, tiêu thũng

Trị phù do viêm thận cấp tính, tiểu tiện kém: phù bình 8g, mộc tặc 12g, liên kiều 12g, xích tiểu đậu 20g, đông qua bì 16g, tây qua bì 16g, ma hoàng 4g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị viêm cầu thận cấp, có mụn nhọt chốc lở kết hợp: phù bình 10g, ngải diệp 12g, ích mẫu 10g, bạch mao căn 10g, bồ công anh 10g, kim ngân hoa 10g, sài đất 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Người hay bị ra mồ hôi hoặc thân thể hư nhược kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang