This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Kha tử

Lịch sử sử dụng Kha tử trong Y học cổ truyền

Khi nghiên cứu các loại thảo dược được sử dụng trong hệ thống Y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda với hơn 5000 năm lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất là cây Kha tử (tên khoa học là Terminalia chebula) . Quả của cây Kha tử có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa. Y học Trung Quốc cũng xem Kha tử như phương thuốc chữa bệnh có sức mạnh chữa bệnh phi thường từ thuở bình minh. Tại miền Nam nước ta, nguồn dược liệu phong phú này đã nhanh chóng trở thành vị thuốc độc đáo được dân gian truyền miệng.

Kha tử là một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất tại Ấn Độ

Không được lòng người vì vẻ xấu xí, vị đắng chát và khó nuốt nhưng giá trị Y học Kha tử mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, quả Kha tử được dùng với tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, bổ và làm hồi phục sức khỏe. Thịt quả dùng làm thuốc đánh răng, chữa chảy máu và loét lợi. Quả Kha tử cũng được phối hợp với các dược liệu khác, sắc uống để điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim.

Tuy nhiên, công dụng nổi bật, vượt trội hơn cả mà Kha tử mang lại là khả năng trị viêm họng, khản tiếng. Tác dụng này thậm chí còn nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loại thảo dược nào khác.

Tác dụng nổi bật của Quả Kha tử là trị bệnh viêm họng, khản tiếng

Y học cổ truyền các nước bằng thực tế sử dụng đã đánh giá: Kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng. Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm. Cách sử dụng tán thành bột, giã nát hoặc sắc uống Kha tử cũng được áp dụng tương tự như ở Việt Nam.

Tác dụng của Kha tử theo Y học hiện đại

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của Kha tử trong điều trị viêm họng, khản tiếng bằng các nghiên cứu lâm sàng. Trước hết là tác dụng giảm ho, thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hoạt chất Polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt. Tác dụng dược lý này của Polysaccharid thậm chí cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm lâm sàng như codein. Cụ thể, sau khi uống chiết xuất Kha tử từ 30, 60, 120, 300 phút, người bệnh đã giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút 30.

Không chỉ vậy, nhờ chất Alloyl nên Kha tử sở hữu hoạt tính kháng virus. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các virus loại 1 và một số virus làm giảm hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, chất retrovirus trong Kha tử đồng thời bảo vệ tế bào mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

Các hoạt chất tạo nên tác dụng của Quả Kha tử

Các chuyên gia y dược học cũng nhận định và chứng minh hoạt tính kháng khuẩn trong Kha tử với hàm lượng tamin giàu có (chiếm 51,3%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ. Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, con người hiện đại đã không ngừng nghiên cứu, cho ra các chế phẩm Kha tử với tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.

Trước thực trạng bệnh viêm họng, khản tiếng có nguyên nhân chiếm tới 80% là do virus, điển hình như virusRhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virut cúm A, cúm B, Viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV); và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,… thì với hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn như trên, Kha tử chính là giải pháp giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm họng, khản tiếng.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương

Tài liệu tham khảo:

1. The development of Terminalia chebulaRetz. (Combretaceae) in clinical research (Anwesa Bag, Subir Kumar Bhattacharyya, and Rabi Ranjan Chattopadhyay)

2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cộng sự)

(Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng T.ư)

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa còn có tên khác là thương nhĩ, phắt ma, mác nháng. Là loại cây thảo, cao từ 50 - 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ cứng, có khía, màu lục, đôi khi có chấm tím, lông cứng. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều; hai mặt lá có lông cứng. Cụm hoa ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt. Quả bế kép hình trứng, có vỏ rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả hình thoi. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc quả, thân và lá. Khi dùng quả làm thuốc nên thu hái lúc còn xanh chưa ngả vàng. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.

Theo nghiên cứu hiện đại, ké đầu ngựa có hàm lượng iốt cao từ 200 - 300 microgam iốt trong 100g lá hoặc thân cây. Lá có vitamin C (47mg/100g)...

Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dùng chữa các bệnh ngoài da: tổ đỉa, mụn nhọn, chốc lở... Ngoài ra, ké đầu ngựa còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như: chữa bí tiểu, viêm khớp sưng đau, bướu cổ đơn thuần...

Ké đầu ngựa.

Trị mụn nhọt, chín mé chưa mưng mủ: 15g lá ké tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt hoặc chín mé. Ngày đắp 1 - 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày. Bài thuốc này có công dụng giảm sưng đau các loại mụn nhọt, chín mé rất hiệu quả.

Chữa bệnh tổ đỉa: Quả ké đầu ngựa, hạ khô thảo; mỗi vị 45g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tất cả sao vàng, tán bột làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-15 viên, nên uống sau các bữa ăn. Uống trong 5-7 ngày.

Chữa viêm da mủ: (chốc, nhọt...): Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất, mỗi vị 30g. Sắc với 600ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày. Hoặc: Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày.

Chữa phong hủi: Thương truật 600g, quả ké đầu ngựa 120g. Sao vàng tán nhỏ, trộn với nước hồ gạo hoặc nước cơm, giã nhuyễn, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nguội. Dùng ngoài: Lá ké đầu ngựa, lá cà độc dược, lá trắc bá, lá cau, lá khổ sâm, lá ngải cứu, lá thông và lá quýt nấu nước xông, sau đó dùng nước để tắm. Dùng liên tục trong 10 ngày.

Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có ké đầu ngựa, không nên ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, nuôi con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.

Bác sĩ Nguyễn Huyền

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rễ đinh lăng làm thuốc

Cây đinh lăng, dân gian gọi là cây gỏi cá, là cây gỗ nhỏ, không lông, không gai, tên khoa học là Polycias Fructicosa thuộc họ nhân sâm. Mùa đông, người ta thu hoạch rễ đinh lăng ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ, thái nhỏ, phơi khô. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng sao qua rồi tẩm mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính bình không độc.

Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ với tác dụng tăng cường sức khỏe trị suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng, chống mệt mỏi, bổ trí não. Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: rễ đinh lăng (thái nhỏ, sao vàng) 12g sắc với 400ml nước còn 100ml.

Bài 2: rễ đinh lăng (khô, không sao tẩm) 200g tán nhỏ, ngâm với 2 lít rượu 30-35 độ trong 15-20 ngày là dùng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn 30 phút.

Bài 3: rễ đinh lăng (đã sao tẩm) 5-10g thái nhỏ, hãm với nước sôi thay trà uống trong ngày.

Bài 4: rễ đinh lăng (sao tẩm) 100g tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 1g.

Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong, hoàn viên. Ngày uống 6g chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong các trường hợp sau:

Chữa phong thấp, thấp khớp: rễ đinh lăng 12g; cối xay 8g, hà thủ ô 8g, huyết rồng 8g, cỏ rễ xước 8g, thiên niên kiện 8g, vỏ quít 4g, quế chi 4g. Sắc uống ngày 1 thang với 600ml nước còn 200ml, uống ấm, chia 2 lần.

Chữa sốt, nhức đầu, đau tức ngực: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quít 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho do hen suyễn: rễ đinh lăng 10g, nghệ vàng 8g, bách bộ 8g, đậu săn, rễ cây dâu 8g, rau tần dày lá 8g, củ xương bồ 6g, sinh khương 4g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Uống ấm, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày 100g, cho nước sôi vào, chờ lắng xuống, uống nước, trừ bã lại. Đổ nước sôi uống tiếp tục lần 2 sau 3 tiếng. Hoặc sắc uống.

Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa liệt dương: rễ đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, cám nếp 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan

Bí đao giảm cân, đẹp da,...

Quả bí đao chứa protein, chất béo, carbohydrat, sinh tố (caroten, các sinh tố B1, B2, C, PP, và Ca, P, Fe). Theo Đông y, bí đao vị ngọt, tính mát, vào phế, đại tiểu tràng, bàng quang. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp cổ trướng phù nề, tiêu chảy mất nước, tiểu dắt tiểu buốt, mụn nhọt, trĩ, ngộ độc rượu, say nắng, say nóng, hen suyễn. Sau đây là một số món ăn thuốc từ quả bí đao.

Canh cá chép bí đao: bí đao 1kg, cá chép 1 con (500-700g). Bí gọt bỏ vỏ mỏng và ruột; cá làm sạch bỏ ruột. Nấu canh; chia ăn 2-3 lần trong ngày, ăn khi nóng. Dùng cho bệnh nhân viêm thận mạn tính.

Bổ sung bí đao vào thực đơn giúp quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn.

Canh bí đao đậu xanh: bí đao 200g, đậu xanh 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đậu xanh nấu canh, canh vừa chín cho bí đao (đã gọt vỏ bỏ ruột) vào nấu tiếp khoảng 30 phút, cho đường trắng và gia vị, khuấy đều. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho người bị eczma mạn tính.

Cháo bí đao ý dĩ đậu đỏ: đậu đỏ (nhỏ hạt) 60g, bí đao 100g, ý dĩ 60g. Đậu đỏ ngâm nước khoảng 4-6 giờ cho mềm, cùng nấu với ý dĩ thành cháo, cho bí đao (đã gọt bỏ vỏ ruột) vào, thêm chút đường và gia vị. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho người bị eczma, chàm, chốc.

Xi rô tỳ bà diếp cá bí đao: lá diếp cá 60g, lá tỳ bà 20g, nước ép bí đao 100ml. Lá diếp cá và tỳ bà đem ép lấy nước. Các nước ép cùng đem trộn đều, thêm chút đường trắng hòa tan. Dùng cho người viêm khí phế quản, nóng sốt, ho nhiều đờm.

Nước ép bí đao: Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái lát ép lấy nước hoặc luộc chín, cho ăn uống liên tục trong 3-5 ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu, đái đục, đái ra máu, trẻ em sốt cao khát nước.

TS. Nguyễn Đức Quang

Tề thái

Tề thái.
Tề thái tên khác cây tề, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella Bursa - pastoris (L.) Medik.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa. Trong lá non tề thái có chứa acid ascobic, nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại. Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.

Liều dùng: cây tươi 50 - 100g, dạng khô 10 - 15g; nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.

Sau đây là một số bài thuốc dùng tề thái:

- Chữa lỵ ra máu: Tề thái sao đen hay tồn tính 30g sắc uống.

- Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở hoặc toàn thân phù thũng: Tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống 1 thang.

- Chữa cổ trướng, chân tay gầy, đái sẻn ít: Tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.

Một số thực đơn có tề thái chữa bệnh:

+ Canh tề thái thịt lợn: Rau tề thái tươi 100g, xương lợn 80 - 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 - 2 lần vào bữa chính. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái ra huyết, đau mắt đỏ...

+ Canh tề thái trứng gà: Tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 cái. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao thận đái máu.

+ Chè tề thái mứt táo ngó sen: Tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, chỉ định cho các loại xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa bệnh đái đục với liều 8 - 12g, sắc uống trong ngày.

TS.Nguyễn Đức Quang

Bạch quả trị ho suyễn, huyết trắng

Bạch quả - tên khoa học Ginkgo biloba L. thuộc họ Ginkgoaceae. Có vị cay, ngọt, tính ấm, ít độc. Đi vào kinh phế. Về công năng có tác dụng liễm phế định suyễn, trị ho, chữa huyết trắng. Một số ứng dụng như sau:

Điều trị ho lâu ngày: bạch quả 30g, đậu phộng 30g, táo đen 30g, đường phèn vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, đậu phộng và táo đen lần lượt rửa sạch, tất cả cùng cho vào bếp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, nêm đường phèn thì dùng.

Điều trị ho suyễn: bạch quả 10 trái, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, hãm với nước sôi, mỗi ngày uống 1 lần. Bạch quả 15g, đường trắng và mật ong với mỗi thứ vừa đủ. Bạch quả sau khi rang, bốc bỏ vỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, nêm đường trắng và mật ong thì dùng.

Bạch quả 12g, tàu hũ ky 60g, đường phèn 20g. Bạch quả bỏ vỏ, cùng tàu hũ ky cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, lấy nước thì dùng, ăn bạch quả, tàu hũ ky. Ngày 2 - 3 lần.

Điều trị lao phổi: bạch quả sống nhiều trái, đập bỏ vỏ, chứa trong keo, đổ vào dầu ăn, cho ngập qua mặt bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, 5 tháng sau thì dùng, càng lâu càng tốt. Mỗi lần lấy bạch quả 1 trái, ăn với nước ấm.

Điều trị viêm phổi mạn tính: bạch quả vừa đủ, dầu mè vừa đủ, bỏ vỏ, chứa trong keo, sử dụng sau. Dầu mè đổ vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, đổ vào trong keo bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, sau 1 tháng, lấy bạch quả để dùng. Ngày đầu 1 trái, ngày thứ hai 2 trái, tăng dần đến 30 trái, dùng với nước ấm.

bach qua

Điều trị bệnh giun: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, xay nhuyễn, đắp vào hậu môn.

Điều trị đau dầu: bạch quả 2 trái, đập bỏ vỏ, xay nhuyễn, uống với nước đun.

Điều trị chóng mặt: bạch quả 3 trái, bỏ vỏ, giã nhuyễn, uống với nước đun, dùng liền 5 ngày.

Bạch quả 3 trái, long nhãn 7 trái, bỏ vỏ, cùng long nhãn cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm chín, mỗi sáng dùng 1 lần.

Điều trị viêm đường tiểu: bạch quả 10 trái, bỏ vỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm chín, ăn trái dùng canh, dùng liền 3 ngày, mỗi sáng và tối 1 lần.

Điều trị đái dầm: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, cho vào trong nồi, bắc lên bếp, rang thơm, trẻ 5 - 10 tuổi mỗi lần dùng 5 - 7 trái, người lớn mỗi lần dùng 8-10 trái, ngày 2 lần. Khi dùng nhai ăn nuốt chậm, cho đến khi không còn đái dầm.

Điều trị chứng đái dầm ở trẻ: bạch quả 3 - 7 trái, bỏ vỏ, cho vào trong nồi, bắc lên bếp, dùng nước muối sao vàng, bỏ vỏ lụa, uống với nước đun, mỗi tối trước khi đi ngủ dùng 1 lần.

Bạch quả vừa đủ, sữa đậu nành 1 ly. Bạch quả bỏ vỏ, giã nhuyễn, mỗi sáng sớm uống với sữa đậu nành. Trẻ 1 tuổi dùng 1 trái, trẻ 2 tuổi dùng 2 trái, theo cách tính này, khi dùng tối đa không quá 10 trái.

Bạch quả 10 trái, đại táo 10 trái, đường trắng vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng đại táo cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, dùng trước khi đi ngủ, có thể nêm đường trắng gia vị.

Điều trị ngứa âm đạo: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, dùng thoa tại chỗ.

Điều trị huyết trắng ra nhiều: bạch quả 10 trái, hạt bí đao 30g. Bạch quả bỏ vỏ, cùng hạt bí đao cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Bạch quả 7 trái, sữa đận nành nóng 1 ly. Bạch quả bỏ vỏ, uống với sữa đậu nành nóng, ngày 1 lần, dùng liền vài ngày.

Bạch quả 3 trái, trứng gà 2 quả. Bạch quả bỏ vỏ, tán nhuyễn, trứng gà đập tan, cùng cho vào tô hấp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín, mỗi ngày ăn trứng.

Bạch quả 15g, hạt sen 15g, hồ tiêu 3g. Bạch quả bỏ vỏ, hạt sen và hồ tiêu lần lượt vo sạch, tất cả cùng cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị tay chân nứt nẻ: bạch quả sống vài trái, bỏ vỏ, mỗi lần 1 - 2 trái, bỏ trong miệng nhai nhuyễn, trộn đều với nước bọt, dùng thoa tại chỗ và nhét vào vết nứt, dùng giấy dầu băng lại.

Điều trị lác thân thể: bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, dùng đắp tại chỗ, mỗi sáng, tối thay thuốc 1 lần.

Điều trị mũi da cam đỏ sưng: bạch quả sống 2 - 3 quả, cơm rượu vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng cơm rượu nhai trong miệng, mỗi tối dùng đắp tại chỗ, sáng hôm sau rửa sạch.

Điều trị viêm tai giữa cấp, mạn tính: bạch quả vừa đủ, băng phiến một ít. Bạch quả bỏ vỏ, ép dầu, thêm băng phiến trộn đều, nhỏ vào tai, ngày 2 lần.

Điều trị ung thư thực quản: nước bạch quả, nước gừng tươi, nước lê, nước củ cải, nước củ sen, nước mía, trúc lịch, mật ong với mỗi thứ 1 ly. Tất cả các thứ trộn đều, cùng cho vào lò hấp, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín, dùng tùy ý.

Điều trị mộng tinh: bạch quả 3 trái, rượu trắng vừa đủ. Bạch quả bỏ vỏ, cùng rượu trắng cho vào trong nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, bỏ bã, lấy nước, dùng liền 5 ngày.

Điều trị xích bạch đới: bạch quả 5g, hạt sen 5g, nếp 5g, gà ác 1 con. Bạch quả bỏ vỏ, cùng hạt sen và nếp tán nhuyễn, sử dụng sau. Gà ác bỏ nội tạng, dùng nước rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ để nấu, thêm thuốc nấu chín, dùng lúc bụng đói.

Điều trị trẻ em tiêu chảy: bạch quả 2 trái, trứng gà 1 quả. Bạch quả bỏ vỏ, tán nhuyễn. Trứng gà khoét 1 lỗ, nhét vào bạch quả, cho vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hấp chín thì dùng.

Điều trị lác da đầu mặt: bạch quả sống vừa đủ, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, thoa tại chỗ.

Điều trị chứng hạ cam: bạch quả sống vừa đủ, đập bỏ vỏ, giã nhuyễn, thoa tại chỗ.

LY.DS. BÀNG CẨM

Dưa chuột: thanh nhiệt, giải độc

Là một loại thực phẩm sẵn có, giá rẻ nên được rất nhiều người yêu thích. Nó chứa hầu hết các loại vitamin như C, B1, B2, B3, B5, B6, acid folic, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,... và chất xơ mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.

Theo Đông y, dưa chuột vị ngọt, mát, hơi có độc; vào tỳ vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề. Xin giới thiệu một số món ăn và cách dùng dưa chuột làm thuốc.

Trị bỏng: dưa chuột 200g, rượu 40 độ 200ml. Rửa sạch, để ráo, thái lát cho vào bình; đổ rượu vào và bịt kín. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình bôi vào chỗ bỏng

Chữa ngộ độc: lá dưa chuột tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt cho uống.

Trẻ em có hội chứng lỵ (đau quặn mót nặn, đại tiện nhiều lần nhưng số lượng ít...): dưa chuột non 10 quả nhỏ, cho chấm với mật hoặc ướp mật cho ăn.

Người bị phù thũng toàn thân (bụng trướng, chân tay phù): dưa chuột 1 quả cả cuống, bổ ra, không bỏ hạt, cho thêm một phần giấm, một phần nước, nấu chín, ăn khi đói vào buổi sáng.

Người bị vàng da phù nề: dưa chuột 250g, mã đề tươi (bỏ rễ) 30g. Rửa sạch, thái lát, nấu dạng canh.

Trị viêm họng, đau rát cổ họng, miệng khô, khát nước: quả dưa già (lão hoàng qua) 1 quả, mang tiêu 10 - 20g. Loại bỏ hết hạt trong quả dưa, cho mang tiêu vào, phết cho đều; phơi trong râm cho đến khô. Khi dùng, cắt từng miếng để ngậm.

Hoặc: dưa chuột mới hái, ngày ăn 100-200g, thêm chút đường hoặc muối.

Nhuận tràng, phòng chống u bướu đường tiêu hóa: ăn dưa chuột trong khẩu phần hàng ngày cùng các rau xanh khác.

Ở Ấn Độ, hạt dưa là chất làm mát, thuốc bổ và lợi tiểu; dùng kết hợp với thân rễ chuối tiêu, thân cây thần thông, măng tre, tro của cây vừng và một số dược liệu khác để làm thuốc chữa sỏi đường niệu và tiểu tiện đau. Ở Indonesia, nước ép quả già trộn với nhục đậu khấu trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Y học dân gian Italia, dùng nước sắc hạt dưa để trị giun sán.... Các kinh nghiệm này nên học tập và ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế. Người thận hư và da lạnh không nên ăn.

TS. Nguyễn Đức Quang